Theo phong tục của người Việt Nam ta thì tết sẽ được kéo dài trong 3 ngày (mùng 1, mùng 2, mùng 3) của tháng 1 âm lịch. Những ngày đầu năm này người Việt ta thường thực hiện những buổi lễ cúng ông bà, tổ tiên và thần linh với những cách bày trí lễ vật, mâm cỗ thịnh soạn, đầy đủ khác nhau. Lâu dần điều này đã trở thành một nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc Việt nam ta. Nhiều người trẻ hiện nay vẫn chưa biết cách cúng mùng 3 tết sao cho đúng. Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Xem thêm: tổng hợp thông tin phong thủy nhà ở hữu ích
Ý nghĩa ngày lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết
Trước tết âm lịch chúng ta thường ra khu lăng mộ tổ tiên để mời tổ tiên về ăn tết cùng gia đình, sau khi tổ tiên đã ăn tết xong cùng gia đình con cháu chúng ta làm Lễ hóa vàng hay còn gọi là lễ hóa hương vàng, quần áo, vàng mã để tiễn ông bà, tổ tiên về âm cảnh sau những ngày về cùng con cháu đón Tết đầm ấm. chính vì vậy, người ta thường gọi lễ hóa vàng là ngày lễ cúng mùng 3 Tết tiễn đưa ông bà, tổ tiên ngày đầu năm. Lễ cúng hóa vàng thể hiện lên lòng thành kính, tôn trọng, sự cầu mong tổ tiên, ông bà phù hộ ban phước lành cho hậu thế. Mong nột năm nhiều may mắn, sức khỏe và thịnh vượng.
Sau lễ cúng giao thừa, mùng 1 đầu năm thì lễ cúng hóa vàng mùng 3 tết cũng được chú trọng không kém trong nét văn hóa người Việt Nam ta. Theo quan niệm nhân gian phải có lễ tạ thì tấm lòng của hậu thế mới được chứng giám, nên lễ hóa vàng rất quan trọng trong dịp lễ tết nguyên đán.
Sau khi lễ gia chủ sẽ tiến hành hóa vàng, phần tiền vàng của gia thấn được hóa trước sau đó đến tiền vàng, vật dụng của tổ tiên được hóa sau. Nơi đốt vàng mã thường sẽ có một cây mía dài với ý nghĩa dùng để làm gậy chống để linh hồn mang hàng hóa về cõi âm cảnh.
Ý nghĩa ngày lễ hóa vàng thể hiện sự thành kính với tổ tiên và mong muốn một năm bình an, may mắn.
Thời gian cúng mùng 3 tết
Lễ cúng mùng 3 tết hay người ta còn gọi là lễ tạ hóa vàng năm mới hay gọi theo một cái tên thân thuộc là lêc cúng tiễn đưa ông bà. Vào ngày mùng 3 tết, gia chủ sẽ dâng lên các lễ vật lên cúng tổ tiên, thần linh để các vị thần chứng giám cho tấm lòng của con cháu.
Ngày trước khi đến tết Nguyên đan, ngày lễ hóa vàng thường được tổ chức vào ngày mùng 3 và ngày mùng 7 tết. Một số người lại cho rằng ngày 10 âm lịch đầu năm là ngày vía thần tài cho nên thực hiện lễ hóa vàng vào ngày này sẽ gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên tùy vào phong tục tập quán của mỗi nơi mà có những ngày lễ hóa vàng khác nhau.
Người xưa có câu “ 3 ngày tết, 7 ngày Xuân” cho nên khi cúng lễ ngày mùng 3 tết, các gia đình sẽ cúng từ sớm để cho kịp lễ và không để đến trưa để trễ chuyến xe về cõi âm cảnh của ông bà, tổ tiên.
Những lưu ý khi cúng mùng 3 Tết sao cho đúng?
Phần sắm lễ hóa vàng
Ngày mùng 3 tết là ngày con cháu chuẩn bị những mâm cơm, sính lễ để dâng lên ông bà, tổ tiên. Các lễ vật như vàng mã, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu đắng, đèn nến, bánh kẹo kèm theo đó là mâm lễ mặn hoặc cỗ chay và hai cây mía và món đồ không thể thiếu đó là Nhang Trầm Hương Sạch. Bởi trầm hương từ ngàn xưa đã nổi tiếng với nhiều công dụng trong phong thủy cũng như thờ cúng tâm linh. Hương thơm dịu ngọt dễ chịu, mang lại sự ấm áp cho ngày lễ tết. Khói nhang nhẹ nhàng bay bổng như một sợi dây kết nối vô hình giữa con cháu và ông bà tổ tiên.
Nhang trầm hương sạch dâng lên mâm cúng ngày mùng 3 tết vừa thể hiện long thành kính vừa mang lại không gian ấm áp ngày Tết Nguyên đán.
Các vật hóa vàng nên được lựa chọn là những thứ gắn liền với đời sống thường nhật để tạo nên cảm giác người cõi âm sống gần với người dương thế hơn.
Lễ cúng mùng 3 tất cả vàng mã được cúng sẽ được mang đi hóa, sau khi hóa vàng thì người đốt nên vẩy vài giọt rượu cúng xuống để giữ sự linh thiêng cho lễ cúng và đồng thời cũng để ông bà, tổ tiên của gia chủ nhận được vàng mã từ con cháu gửi sang.
Theo đúng tục lệ thì gia chủ phải hóa 2 cây mía bằng cách hơ trên lửa đã hóa để làm đòn gánh vàng cho người cõi âm và cũng là vũ khí để xua đuổi bọn quỷ dữ “Giành mất lễ vật”.
Vật phẩm cúng mùng 3 tết như: Hoa quả, giấy tiền, mâm cỗ, hoa tươi, cặp đèn…
Mâm cúng hóa vàng cần chuẩn bị những gì?
Theo quan niệm của người Việt thì vào mùng 3 tết, đây là thời điểm mà các gia thần và ông bà tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ của mỗi gia đình nên được xem là một nghi lễ quan trọng trong dịp tết mỗi năm. Đó chính là lý do vì sao mỗi gia đình luôn rất chú trọng trong việc chuẩn bị mâm cỗ hóa vàng sao cho đầy đủ và thành kính nhất.
Mặc dù mỗi gia đình đều có những điều kiện và cách cúng bày trí khác nhau nhưng một mâm cỗ cúng hóa vàng mùng 3 tết đều phải có đầy đủ các món như: Giò chả, nem rán, bánh chưng xanh, gà luộc, xôi và hoa quả ngon ngọt, đẹp. Ngoài ra đối với nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm một lư xông trầm nụ nguyên chất để tăng thêm thành kính và tăng thêm sự kết nối giữa thần linh, ông bà tổ tiên và con cháu.
Khi bày trí mâm cỗ thì nên chọn con gà trống to, có cặp chân đẹp dùng để thắp hương và phải xếp dáng cẩn thận, ngay ngắn, đây là vật tế chính không thể thiếu trong mâm cỗ mặn. Gà luộc tượng trưng cho sự khởi đầu thuận lợi, hy vọng một năm may mắn, hanh thông cho gia đình.
Ngoài ra, trong mâm cỗ cũng không thể thiếu món bánh trưng đi kèm với dưa hành, Bánh trưng biểu tượng cho sự vuông tròn, là kết tinh của trời đất tạo nên hương vị đậm đà cho những món ăn vào mỗi dịp tết đến.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình cũng chuẩn bị đầy đủ xôi, giò chả với ý nghĩa mong muốn có một năm mới tốt lành, tài lộc hanh thông, mọi sự may mắn cho các thành viên trong gia đình. Khi cắm hoa thì nên chọn hoa tươi, không nên dùng hoa giả không tốt cho tài lộc của gia chủ. Các món trong mâm cỗ được bày biện với nhiều món ăn khác nhau và số lượng vừa phải để cảm nhận hương vị của món ăn.
Trong mâm cúng mùng 3 tết nên có đầy đủ các món để tạo nên sự hài hòa từ màu sắc lẫn hương vị để dung hòa sự hòa quyện của đất trời. Đồng thời việc chuẩn bị mâm cúng đầy đủ cũng thể hiện lòng thành kính của con cháu với ông bà tổ tiên, các bậc thần linh.
Văn khấn cúng mùng 3 Tết
Trong lễ cúng ngày lễ tết ngoài chuẩn bị đầy đủ mâm cúng đủ đầy nhất thì bài văn khấn cúng cũng là một điều không thể thiếu. Bài văn khấn được xem là lời ước nguyện và khẩn cầu của gia chủ cho một năm mới thuận lợi, bình an. Dưới đây là bài văn khấn cúng mùng 3 chuẩn để mọi người tham khảo:
Nam mô A-di-đà phật ( 3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, táo Quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị tôn thần.
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm………..
Chúng con là………..Tuổi………….
Hiện cư ngụ tại……………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tuur lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, nguyên đán đã qua, nay xin thêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hung vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Kết luận
Mặc dù mỗi vùng miễn sẽ có những phong tục, tập quán khác nhau và cách cúng tiễn đưa ông bà, tổ tiên, khác nhau nhưng nhìn chung thì thời gian, lễ vật, mâm cỗ đều có những nét tương đồng với nhau. Mong rằng qua bài viết này và những chia sẻ về cách cúng mùng 3 tết trên sẽ giúp những ai chưa biết cách cúng như thế nào sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm cúng kiếng hữu ích cho gia đình. Xin kính chúc quý độc giả một năm mới bình an và nhiều may mắn.
Xem thêm: Cách bố trí phòng ngủ theo phong thủy chuẩn nhất
Nguồn: Tramhuongphuclinh.vn